Đường dây nóng Bệnh Viện: 0932711722 - Sở Y Tế: 0967 77 1010 - Ngành Y Tế: 1900 9095

Xử trí sốt cao co giật ở trẻ em

Thứ tư, 26/07/2023, 16:27:32 Lượt xem: 4396

Sốt cao co giật là gì?

Sốt cao co giật là tình trạng cơ thể tăng thân nhiệt đột ngột trên 38 độ C kèm co giật mà người bệnh không có bệnh nền trước đó như: bệnh thần kinh trung ương, rối loạn điện giải, chấn thương, tiền căn động kinh. Khi sốt với nhiệt độ càng cao càng thì khả năng dẫn đến co giật. Tùy mỗi trẻ “chịu đựng” nhiệt độ cao nhất bao nhiêu mà sẽ dẫn đến cơn co giật khi bị sốt.

 

Nguyên nhân sốt cao co giật ở trẻ em

Sốt là phản ứng thông thường khi cơ thể bị nhiễm vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng hoặc do mọc răng, sau tiêm vaccine ngừa bẹnh....

Dấu hiệu trẻ bị co giật do sốt

Sốt co giật chia thành 2 dạng cơ bản: co giật sốt đơn thuần, co giật sốt phức tạp nhưng khi thấy dấu hiệu sau, cha mẹ đưa trẻ đi cấp cứu ngay.

  • Trẻ mất ý thức 
  • Trẻ giật liên tục tay chân, mất tự chủ
  • 2 hàm răng cắn chặt, sùi bọt mép.
  • Tay chân co lại, hai mắt trợn trắng.
  • Ngừng thở trong vài giây.
  • Nôn ói, tiểu tiện và đại tiện không tự chủ.

Nếu trẻ sốt co giật phức tạp, bác sĩ có thể đo điện não đồ, chụp cắt lớp não bộ hoặc chọc dò tuỷ sống để tim ra nguyên nhân gây bệnh, đặc biệt trẻ dưới 6 tháng tuổi.

Sốt cao co giật phải làm sao?

Trẻ bị sốt co giật sẽ mất tự chủ hoàn toàn, dễ cắn vào môi, lưỡi gây chảy máu. Chưa kể, tình trạng sốt co giật có thể tái phát trong thời gian dài từ vài phút đến vài giờ, do đó, cha mẹ thường xuyên để ý xử trí sốt cao co giật, ngừa những chuyển biến xấu có thể xảy ra với trẻ.

  •  Cho trẻ nằm nghiêng, nơi thoáng mát, tránh gập gập đầu trẻ xuống gây khó thở.
  • Nới lỏng hoặc cởi bỏ bớt quần áo, không đắp mền.
  •  Nếu trẻ sốt trên 38 độ C thì đặt thuốc hạ sốt vào hậu môn trẻ, với liều thích hợp (thông thường 10 - 15mg/kg/lần).
  • Nhúng khăn sạch vào nước ấm và vắt khô để đặt ở nách, háng, sau mang tai trẻ. Thay khăn chườm mát liên tục để nhiệt độ cơ thể trẻ giảm nhanh.
  •  Đặt khăn mềm hoặc gạc sạch giữa 2 hàm răng để trẻ không cắn vào lưỡi.
  • Nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

Trẻ sốt co giật cần kiêng cữ điều gì?

  • Không cho trẻ uống bất cứ thứ gì (kể cả thuốc) vì gây sặc, khó thở.
  • Không cậy răng trẻ.
  • Không dùng sức để kìm lại cơn co giật của trẻ vì có thể làm trẻ bị chấn thương dây chằng, trật khớp, gãy xương,...
  •  Không cho tay vào miệng khiến trẻ dễ nhiễm vi khuẩn hoặc bị cắn.
  •  Không dùng nước đá chườm hay cồn để lau cho trẻ.

 

Cách phòng tránh cơn co giật khi trẻ bị sốt

  • Khi trẻ sốt, đưa trẻ đến bệnh viện khám, tránh những biến chứng nguy hiểm.
  • Cho trẻ uống nhiều nước hoặc bú nhiều sữa hơn để bù nước bị thất thoát.
  •  Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu.
  • Mặc quần áo mỏng, không đắp chăn kín, không ủ ấm trẻ.
  •  Đo nhiệt độ cơ thể cho trẻ thường xuyên bằng nhiệt kế.
  • Chườm mát nếu trẻ sốt từ 38,5 độ trở lên.
  • Cho trẻ ăn uống đa dạng thực phẩm, đầy đủ vitamin và khoáng chất.
  • Chuẩn bị thuốc hạ sốt trong nhà để phòng khi trẻ lên cơn sốt sẽ có thuốc hỗ trợ kịp thời.