1. Chuyển đổi số tạo ra nền tảng mới cho hệ thống cấp cứu ngoài bệnh viện
- Sau khi Hệ thống hỗ trợ điều phối cấp cứu 115 được triển khai, đổi mới và chuyển đổi số nhằm nâng cao tốc độ, độ chính xác và hiệu quả của quá trình tiếp nhận - điều phối cấp cứu; tối ưu hóa hoạt động của các bên liên quan để rút ngắn thời gian phản hồi cấp cứu; thiết lập nền tảng vững chắc cho giai đoạn mở rộng và tích hợp các công nghệ tiên tiến hơn trong tương lai.
- Ứng dụng định vị GPS giúp tối ưu hóa tuyến đường và thời gian di chuyển, tiếp cận nhanh với các trường hợp cấp cứu.
- Hệ thống bản đồ số y tế giúp hiển thị các trạm cấp cứu vệ tinh gần nhất, hỗ trợ điều phối nhanh chóng.
Minh họa hệ thống bản đồ số y tế
2. Đổi mới sáng tạo thúc đẩy sự ra đời của các mô hình cấp cứu mới
- Mô hình “xe cấp cứu 2 bánh” tại TPHCM với ưu thế giúp tiếp cận nhanh các khu vực hẻm nhỏ, đông dân, giao thông ách tắc mà xe cứu thương khó di chuyển đến được Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh triển khai tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn từ tháng 11 năm 2018 đến nay. Nhờ có mô hình trên mà nhiều trường hợp bệnh nhân đã được cứu sống kịp thời với bài viết “Nỗ lực cứu sống người bệnh ngừng tim từ việc hướng dẫn sơ cứu qua điện thoại và triển khai xe cấp cứu 2 bánh”(1).
Mô hình “xe cấp cứu 2 bánh”
- Trạm vệ tinh cấp cứu 115 được phân bổ tại các khu dân cư lớn, khu công nghiệp, bến xe giúp rút ngắn thời gian tiếp cận bệnh nhân.
- Ứng dụng gọi cấp cứu qua hệ thống điều phối cấp cứu 115, hỗ trợ gửi định vị, các thông tin hiện tại của người bệnh để kịp thời hỗ trợ sơ cứu ban đầu trước khi xe cấp cứu đến.
3. Công nghệ hiện đại mở ra giải pháp mới cho cấp cứu ngoại viện
Những trường hợp cấp cứu y tế như tai nạn xe hơi, thương tích tại nhà, hỏa hoạn, thiên tai… mỗi phút không được điều trị có thể làm giảm cơ hội sống sót. Trên thực tế, khi bị thiếu oxy, tổn thương não vĩnh viễn bắt đầu chỉ sau 4 phút, trong khi tử vong có thể xảy ra chỉ sau 4-6 phút. Trong cuộc đua với thời gian này, các công nghệ y tế kỹ thuật số có thể là những yếu tố thay đổi cuộc chơi đối với những người ứng cứu đầu tiên và các đơn vị cấp cứu, biến người bệnh thành trung tâm chăm sóc trong hoạt động cấp cứu ngoại viện. Trong tương lai, việc ứng dụng công nghệ để người bệnh trở thành trung tâm là một giải pháp mới cho hoạt động cấp cứu ngoại viện với bài viết “TƯƠNG LAI CỦA NGÀNH Y HỌC CẤP CỨU: CÔNG NGHỆ ĐỂ NGƯỜI BỆNH TRỞ THÀNH TRUNG TÂM”(2).
- Công nghệ đầu tiên được đề cập là trí tuệ nhân tạo (AI).
- Công nghệ thứ hai là ứng dụng hợp lý hóa việc chăm sóc khẩn cấp.
- Thứ ba là công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality - VR) và thực tế tăng cường (Augmented Reality - AR).
- Thứ tư là các thiết bị chẩn đoán di động tại hiện trường.
- Thứ năm là công nghệ máy bay không người lái (drones).
- Thứ sáu là công nghệ in 3D (3D printing).
- Thứ bảy là kỷ nguyên xe cứu thương không người lái.
Việc ứng dụng công nghệ vào cấp cứu ngoại viện không chỉ nâng cao năng lực phản ứng y tế mà còn cải thiện niềm tin của người dân vào hệ thống y tế. Khi thời gian “vàng” được đảm bảo, tỷ lệ tử vong giảm, chi phí điều trị sau cấp cứu cũng được tối ưu, tạo ra hiệu quả kép về mặt y tế và kinh tế.
Trong tương lai, chuyển đổi số là công cụ chiến lược để nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo trong ngành y tế. Việc số hóa quy trình, dữ liệu bệnh nhân thông qua hồ sơ bệnh án điện tử, xây dựng cơ sở dữ liệu lớn không chỉ phục vụ cho hoạt động cấp cứu ngoại viện mà còn tạo nền tảng cho nghiên cứu chính sách y tế, hoạch định nguồn lực và dự báo rủi ro sức khỏe cộng đồng.
(1)
(2)