Tinh hoàn là gì?
Tinh hoàn là cơ quan có nhiệm vụ sản xuất, lưu trữ tinh trùng cho tới khi xuất tinh và cũng là tuyến nội tiết sản xuất chủ yếu lượng hormone testosterone và thông tục còn gọi là trứng dái. Hormone này giúp nam giới ham muốn tình dục, khả năng sinh sản và tạo ra nét nam tính như phát triển cơ bắp, xương chắc khỏe.
Tinh hoàn trông ra sao?
Một nam giới khỏe mạnh bình thường sẽ có 2 tinh hoàn, dạng hình bầu dục, kích thước dài 4,5 cm, rộng 2,5 cm, dày 1,5 cm, nặng khoảng 20g.
Tinh hoàn nam giới nằm ở đâu?
Tinh hoàn nằm giới nằm trong túi da gọi là bìu và được phân chia thành tinh hoàn trái và tinh hoàn phải. Bìu này được treo lủng lẳng bên ngoài cơ thể ở phía trước vùng xương chậu gần đùi. Ưu điểm của vị trí này giúp tinh hoàn như ngăn mát, để sản xuất, lưu trữ tinh trùng ổn định về chất lượng. Tuy nhiên vì lủng lẳng ngoài cơ thể nên không được cơ bắp hay khung xương che chắn nên dễ va chạm, tổn thương trong sinh hoạt, vận động, nhất là chơi thể thao.
Cấu tạo và chức năng tinh hoàn
Tinh hoàn được bao bọc xung quanh là lớp áo trắng với vỏ xơ dày, trắng và không đàn hồi. Bên trong của tinh hoàn được chia thành 300-400 tiểu thùy. Mỗi tiểu thùy lại có 2-4 ống sinh tinh xoắn. Các ống này sản sinh ra tinh trùng để đổ vào các ống sinh tinh thẳng, đưa về lưới tinh hoàn với 12-15 ống xuất dẫn tinh trùng vào các ống mào tinh. Ở giữa các ống sinh tinh có những nhóm tế bào kẽ tiết ra nội tiết tố nam testosteron.
Tại ống sinh tinh khi những tế bào tinh trùng phát triển và trưởng thành thì chúng lại di chuyển tới ống dẫn rộng hơn và di chuyển đến ống cuộn chặt bên ngoài mỗi tinh hoàn (mào tinh hoàn) để lưu trữ. Mào tinh là phân xưởng cuối cùng tham gia vào quá trình phát triển của tinh trùng và giúp tinh trùng trưởng thành hoàn toàn và đưa đến ống dẫn tinh khi xuất tinh.
Bao lâu thì tinh trùng trưởng thành?
Thời gian từ khi tế bào gốc (còn gọi là tinh nguyên bào) phát triển thành tinh trùng trưởng thành sẽ trải qua nhiều giai đoạn, từ tế bào hình tròn tới hình dạng “nòng nọc” khoảng 70 ngày. Nhờ đó mà mới giúp nam giới trưởng thành có được tinh trùng hoàn chỉnh để có thể thụ tinh với trứng.
Kích thước tinh hoàn
- Tinh hoàn bình thường: có kích thước chiều dài trung bình khoảng 4,5 cm, dày 2,5 cm và rộng 3 cm, thể tích trung bình khoảng 15 - 25 ml.
- Tinh hoàn nhỏ được xác định nếu chiều dài dưới 3,5cm.
- Tinh hoàn to: thường là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe có vấn đề, chứ không đơn thuần là sự gia tăng hoạt động ở tinh hoàn.
- Ngoài ra, kích thước tinh hoàn theo tuổi bởi sự suy giảm tự nhiên của testosterone ở đàn ông khiến tinh hoàn tăng khi nam giới trưởng thành và giảm dần kích cỡ khi về già.
Các bệnh thường gặp ở tinh hoàn
- Tinh hoàn không đều: ở một người bình thường nếu thấy hai bên tinh hoàn không đều nhau thì bình thường nhưng nếu chênh lệch quá nhiều về thể tích, kích thước, độ cao thấp quá rõ ràng đi kèm triệu chứng đau, xuất hiện khối u hoặc sưng bìu… có thể là bệnh bẩm sinh hay chấn thương, cần đi khám bác sĩ.
- Viêm tinh hoàn: do nhiễm trùng tiết niệu ở một hay cả 2 tin hoàn. Nguyên nhân có thể mầm bệnh từ đường tiểu tấn công ngược vào tinh hoàn hoặc lây từ người khác qua đường máu, quan hệ tình dục không an toàn.
- Viêm mào tinh hoàn: với biểu hiện viêm, đau, sưng do nhiễm trùng và các bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra. Bệnh phổ biến ở nam giới từ 14 – 35 tuổi. Người bệnh đau dữ dội tại vị trí tinh hoàn.
- Đau tinh hoàn: có thể khởi phát đột ngột hoặc kéo dài ở một hoặc cả hai tinh hoàn.
- Xoắn tinh hoàn: tình trạng thừng tinh xoắn lại, ngăn máu đến tinh hoàn. Vì lượng máu nuôi bị giảm nên người bệnh sưng đau đột ngột, dữ dội, đã bìu tấy đỏ, có thể hoại tử, cắt bỏ tinh hoàn nếu nhập viện trễ.
- Teo tinh hoàn: do viêm, chấn thương, suy sinh dục vì tiếp xúc với những hóa chất độc hại từ môi trường bên ngoài, đặc biệt là bệnh quai bị khiến teo tinh hoàn.
- Ung thư tinh hoàn: xảy ra khi tế bào bình thường trong tinh hoàn bị biến đổi, phát triển mất kiểm soát, dẫn đến hình thành những khối u. Phần lớn, nam giới bị ung thư tinh hoàn do tế bào mầm vốn tạo ra tinh trùng chưa trưởng thành.
- Vỡ tinh hoàn: một hay hai tinh hoàn bị dập, nát, hoại tử, chảy máu…
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh: khi đám rối các tĩnh mạch sinh tinh và tĩnh mạch thừng tinh, nằm ở phía trên tinh hoàn bị giãn ra. 90% ca xảy ra ở tinh hoàn trái, gây vô sinh nam phổ biến.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
- Nam giới hãy gặp bác sĩ khi thấy các dấu hiệu sau:
- Đau tinh hoàn đột ngột, dữ dội.
- Tinh hoàn bị đau kèm triệu chứng buồn nôn, sốt, ớn lạnh, tiểu máu, tiểu buốt, tiểu đục…
- Đau nhẹ tinh hoàn nhưng kéo dài vài ngày.
- Quanh tinh hoàn, vùng bìu có khối u, dấu hiệu sưng tấy
Chăm sóc và bảo vệ tinh hoàn như thế nào?
- Bỏ hút thuốc lá: nam giới hiện đại không còn hút thuốc lá như trước đây. Thói quen xấu này kích thích sự tăng sinh khối u tế bào mầm ở tinh hoàn, gây giảm số lượng và chất lượng tinh trùng và dẫn đến ung thư thận, ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư tinh hoàn.
- Bảo vệ che chắn và tránh các vận động va chạm ảnh hưởng đến vùng kính. Hãy sử dụng đồ bảo hộ khi tham gia bóng đá, võ thuật, đua ngựa…
- Khám sức khỏe nam giới định kỳ.