Đau nhức răng là gì?
Đau nhức răng là tình trạng bạn có cảm giác đau buốt ở bên trong hay xung quanh bề mặt răng. Tùy vào mỗi nguyên nhân gây đau nhức răng khác nhau mà người bệnh sẽ có cảm giác đi kèm khác nhau như nướu quanh răng bị đau, răng đau hơn khi lúc cắn, sốt, ê buốt khi dùng đồ ăn nóng, đồ ăn quá lạnh.
Cơn đau nhức răng kéo dài bao lâu?
Không phải cơn đau nhức răng nào cũng diễn ra liên tục, có thể kéo dài hoặc theo từng cơn, có thể dữ dội hay âm ỉ. Đặc biệt, khi bạn nhai tạo ra áp lực trên răng trong quá trình ăn uống hay cơ thể thay đổi nhiệt độ cũng có thể kích thích cơn đau răng. Đôi khi, cơn đau răng ập đến mà bạn không biết rõ yếu tố nào đã kích thích điều này.
Nguyên nhân gây đau nhức răng
Tùy vào tác nhân kích thích hoặc nguyên nhân gây bệnh mà bạn sẽ có bị những cơn đau nhức răng.
- Sâu răng: lớp men răng bị thủng, dần dần ngà răng bị tổn thương theo gây ra cảm giác đau và khó chịu.
- Viêm tủy: vi khuẩn xâm nhập và làm tủy răng viêm. Lúc đầu, người bệnh chỉ thấy răng hơi nhạy cảm khi dùng đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Về sau, cơn đau tăng dần kèm theo nguy cơ hư răng, phải nhổ đi.
- Bệnh về nướu (lợi): có thể khiến răng nhiễm trùng.
- Viêm quanh răng: dạng viêm nhiễm mạn tính dẫn tới phá hủy dần các bộ phận nâng đỡ xung quanh răng (bao gồm lợi, dây chằng quanh răng, xương ổ răng và xi măng chân răng). Nếu không điều trị sớm sẽ nhổ bỏ răng.
- Mọc răng khôn: điều này cũng gây đau răng hàm, viêm lợi…
- Viêm xoang: chân của răng hàm trên gần các hốc xoang hàm trên nên viêm xoang cũng dễ ảnh hưởng đến răng hàm khiến người bệnh cảm thấy răng ê buốt.
Khi nào nên đi gặp bác sĩ?
Nếu đau nhức răng kéo dài hơn 1 – 2 ngày, có thể kèm sốt, đau tai hoặc cảm thấy đau khi mở miệng thì nên đi bác sĩ ngay. Đi khám sớm, có khi bác sĩ giúp bạnh phát hiện sớm các bệnh nhiễm trùng ở răng, tìm phương pháp điều trị phù hợp cho từng ca bệnh, ngăn nhiễm trùng tiến triển, vùng tổn thương lan sang các vị trí khác trên mặt.
Phương pháp điều trị đau nhức răng hiệu quả
Tùy vào mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe mỗi ca, nguyên nhân gây ra mà bác sĩ có những cách điều trị khác nhau.
- Kháng sinh: được dùng trong trường hợp nhiễm trùng.
- Thủ thuật: điều trị tủy răng, hàn răng sâu, nhổ răng mọc ngầm mọc lệch… để loại bỏ hoàn toàn nguyên nhân gây đau nhức răng.
Phòng ngừa đau nhức răng
Phần lớn, đau nhức răng miệng xảy ra do vệ sinh răng miệng không tốt. Hãy phòng ngừa bằng cách:
- Đánh răng mỗi ngày từ 2-3 lần, đánh răng đúng cách, dùng bản chải mềm sau khi ăn và trước khi đi ngủ với kem đánh răng chứa fluoride.
- Sau ăn, dùng chỉ nha khoa để loại bỏ mảnh vụn thức ăn trong kẽ răng.
- Súc miệng với nước súc miệng hoặc nước muối hàng ngày.
- Đến gặp bác sĩ răng hàm mặt 2 lần/1 năm để kiểm tra.