BỆNH TAY CHÂN MIỆNG
- GĐ CẦN CHO TRẺ ĐI KHÁM TẠI BV NHI ĐỒNG 1, NHI ĐỒNG 2 , NHIỆT ĐỚI NẾU TRẺ CÓ NHỮNG DẤU HIỆU SAU :
- Giật mình , hốt hoảng chới với.run giật tay chân , đi đứng loạng choạng.
- Da nổi bông, vã mồ hôi , tay chân lạnh .
- Thở nhanh , khó thở.
- Sốt cao >39 độ .quấy khóc liên tục.
- Khó ngủ hoặc ngủ li bì
- Nôn ói nhiều , bỏ bú
- HƯỚNG DẪN GĐ CÁCH CHĂM SÓC TRẺ BỆNH TẠI NHÀ:
- Cho trẻ ăn thức ăn lỏng , rễ tiêu ,uống sữa không được để nóng quá trẻ sẽ đau, rát miệng không uống.
Giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày . Với trẻ lớn súc miệng bằng nước muối.
- Cách ly trẻ bệnh , nghỉ học tránh tiếp xúc với những trẻ khác ít nhất là 10 ngày.
- Theo dõi những dấu hiệu nặng của bệnh đặc biết là theo dõi giấc ngủ và những cơn giật mình chới với của trẻ nếu có .Những cơn giật mình thường xuất hiện khi trẻ thiu thiu ngủ , cũng có khi trẻ giật mình khi đang chơi đùa , hoàn toàn tỉnh táo.
- PHÒNG NGỪA BỆNH TAY CHÂN MIỆNG :
- Hiện nay không có vacxin phòng bệnh tay chân miệng
- Biện pháp phòng ngừa khác là:
+ Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước. Rửa tay sạch sẽ, nhất là sau khi đi vệ sinh, thay tã hoặc don dẹp các vật dụng có phân trẻ. Tránh các tiếp xúc thân mật với người bệnh như hôn, vuốt ve, không dùng chung đồ dùng sinh hoạt với trẻ bệnh.
+ Cách ly, nghỉ học tránh tiếp xúc với trẻ khác ít nhất 10 ngày
+ Sát trùng môi trường sinh hoạt bằng dung dịch sát khuẩn. Vệ sinh đồ chơi.
Đd Vũ Thị Chi – Khoa Nhi –BV Quận 11
(Tài liệu tham khảo : Phác đồ điều trị nhi khoa Bệnh Viện Nhi Đồng 1 năm 2013)